Tin tức

Một số các đặc điểm cơ bản của HĐĐT theo Nghị định 119/2018

Hóa đơn điện tử vẫn được xem là vấn đề nóng trong các doanh nghiệp hiện nay. Vẫn còn một số các doanh nghiệp quy mô nhỏ còn phân vân liệu có nên chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử hay không và việc sử dụng hóa đơn điện tử có gì khác biệt so với hóa đơn giấy, có liên quan gì đến việc nộp thuế điện tử năm 2020 hay không. Chính bởi vậy, trong bài viết này sẽ liệt kê một số đặc điểm cơ bản của hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018, để doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt các nội dung này.

– HĐĐT là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử. Đây là đặc điểm khác biệt rõ nét nhất giữa HĐĐT và hóa đơn giấy truyền thống đã và đang sử dụng phổ biến hiện nay.

hóa đơn điện tử

– HĐĐT là loại hóa đơn được khởi tạo tại thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ hoàn thành và khác với hóa đơn giấy thường được lập với ít nhất 3 liên thì HĐĐT chỉ có 1 bản điện tử duy nhất mà không có các liên khác nhau. HĐĐT phải đảm bảo nguyên tắc về số hóa đơn liên tục và đúng trình tự thời gian, đảm bảo mỗi hóa đơn chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

– HĐĐT trong trường hợp được xác thực bởi cơ quan thuế thì khác với hóa đơn chưa có xác thực và hóa đơn giấy thông thường là có thêm các mã code, mã QR code, số xác thực. Đặc điểm này là yếu tố bắt buộc trên chứng từ làm tăng tính bảo mật, an toàn và thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu của các cấp quản lý.

– Giá trị thể hiện trên nội dung của HĐĐT không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với số tiền là bao nhiêu. Điều này khác với hóa đơn giấy thông thường đó là, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn; Còn ngược lại, nếu từ 200.000 đồng mỗi lần trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn kể cả khi người mua không yêu cầu (quy định tại Điều 16 TT 39/2014/TT-BTC và Điều 3, TT 26/2015/TT-BTC).

– HĐĐT phải sử dụng phần mềm do DN tự xây dựng, DN mua hoặc thuê của một nhà cung cấp giải pháp HĐĐT hợp pháp hoặc do cơ quan thuế cung cấp để tạo lập và từ đó phát hành, sử dụng.

https://landofnodinc.com/dn-se-bi-phat-hanh-chinh-nhu-the-nao-khi-xuat-lui-ngay-hddt/

– HĐĐT sau khi được tạo lập, dữ liệu của hóa đơn có thể truyền qua nhiều bên liên quan như: DN cung cấp giải pháp, DN phát hành hóa đơn, cơ quan thuế, khách hàng, … Nội dung của hóa đơn được luôn đảm bảo tính toàn vẹn thông tin chứa bên trong và không được sửa chữa, thay đổi.

– HĐĐT được hủy khi hóa đơn đó không có giá trị sử dụng do các nguyên nhân khác nhau. HĐĐT chỉ được tiêu hủy khi thông tin trong hóa đơn không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa bên trong bằng các phương pháp kỹ thuật khác nhau.

– HĐĐT theo quy định hướng dẫn về việc tạo lập và phát hành, sử dụng hiện nay theo  Điểm e, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 6 TT 32/2011/TT-BTC, ngày 14/03/2011 thì đối với trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nhưng có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa người bán và người mua, thì trên HĐĐT không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

https://landofnodinc.com/vuong-mac-trong-viec-tra-cuu-hoa-don-cua-doanh-nghiep/